Những nguyen ly cơ bản của ly luận nhận thức


I. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Bản chất của nhận thức:

            Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người nhằm đạt tới chân lý khách quan ( tri thức đúng đắn về thế giới )

 

1. Phải thừa nhận thế giới vật chất ( thế giới khách quan ) tồn tại có trước và độc lập với ý thức của con người.

2. Thừa nhận khả năng con người có thể  nhận thức được thế giới ( thế giới vật chất và thế giới tinh thần). ( nếu người này thế hệ này chưa nhận thức được thì người khác thế hệ khác tiếp tục nhận thức)

3. Nhận thức là quá trình biện chứng đi từ :

– cái chưa biết đến biết

– đơn giản đến phức tạp

– chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

4. Nhận thức phải lấy thực tiễn làm cơ sở, làm động lực, làm mục đích và là tiêu chuẩn của chân lý.

*. Cơ chế của hoạt động nhận thức:

+ Chủ thể nhận thức: Con người:

– Theo nghĩa rộng: chỉ toàn xã hội loài người

– Theo nghĩa hẹp: chỉ những người tham gia nhận thức và cải tạo thế giới.

+ Khách thể nhận thức ( đối tượng):

– Nghĩa rộng: toàn bộ thế giới khách quan gồm những cái đã biết và chưa biết.

– Chỉ những vùng miền mà con người vươn tới để nhận thức, cải tạo

Như vậy  trong hoạt động nhận thức không thể có chủ thể  mà thiếu khách thể và ngược lại.

– Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì khách thể giữa vai trò quyết định ( vd: công việc dự báo thời tiết)

 

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC:

1. Khái niệm thực tiễn:

Thực tiễn là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích của con người mang tính lịch sử và xã hội nhằm làm biến đổi tự nhiên và xã hội.

Bản chất của hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo khách thể (đối tượng) cho phù hợp với nhu cầu của chủ thể.

@ Tính chất của họa động thực tiễn:

– Tính lịch sử ( thời gian)

Vd: Sx lúa gạo : Cổ đại dùng đá tạo ra lúa, trung đại: cày bừa tạo ra lúa, hiện đại máy móc tạo ra lúa )

– Tính xã hội: con người phải nương tựa, kết hợp với nhau

2. Những hình thức của hoạt động thực tiễn:

+ Những hình thức cơ bản:

– Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất giữ vai trò quyết định nhất,

– Hoạt động chính trị- xã hội: quá trình đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội.

– Thực nghiệm khoa học kỹ thuật

+ Những hình thức không cơ bản:

– Thực tiễn đạo đức như: tâm lý đạo đức( ý thức đạo đức), hành vi đạo đức( thực tiễn)

– Thực tiễn giáo dục (lý thuyết và thực hành)

– Thực tiễn nghệ thuật ( gồm sáng tác và biểu diễn)

3. Vai trò của hoạt động thực tiễn trong nhận thức:

a. Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:

– Ngay từ đầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn qui định ( hành vi đầu tiên của con người là kiếm sống)

– Thông qua những hành động thực tiễn tác động vào đối tượng ( khách thể) các SVHT bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ trên cơ sở đó, con người mới bắt đầu biết về chúng.

– Thông qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới đồng thời cũng biến đổi cả bản thân mình, các giác quan phát triển và hoàn thiện làm cho năng lực nhận thức của con người tốt hơn.

– Thông qua hoạt động thực tiễn con người còn chế tạo công cụ, phương tiện để hổ trợ cho các giác quan trong quá trình nhận thức.

b. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

– Tri thức khoa học kỹ thuật chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới và bản thân.

– Chính  nhu cầu của thực tiễn của cuộc sống thúc đẩy khoa học phát triển.

c. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiếm tra chân lý:

– Thực tiễn sẽ kiểm tra để xác nhận tri thức đó đúng hay sai, có 1 số quan điểm:

* Lấy số đông làm thước đo ( không chính xác)

* Cái gì có lợi ( trong xã hội có giai cấp đối kháng)

* Cái gì rõ ràng, khúc chiết ( bài thi)

* Thực tiễn là thước đo khách quan.

– Thông qua hoạt động thực tiễn con người điều chỉnh nhận thức cho phù hợp với thực tế khách quan.

Lenin: “ Quan điểm và đời sống về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

d. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và vai trò  thực tiễn của nhận thức:

– Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lenin nói chung và lý luận về nhận thức nói riêng.

*  Nhận thức nói chung, lý luận nói riêng được hình thành từ thực tiễn.

* Thực tiễn luôn luôn đặt ra những vấn đề cho nhận thức nói chung và lý luận nói riêng.

* Nhận thức nói chung và lý luận nói riêng phải định hướng cho con người trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn.

– Phải quán triệt quan điểm thực tiễn.

* Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

* Phải dựa trên cơ sở thực tiễn.

* Phải đi sâu vào thực tiễn.

* Phải tổng kết thực tiễn.

– Chống chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.

– Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với sự nghiệp đổi mới của Đảng ta.

* Đổi mới là tất yếu.

* Đổi mới phải có định hướng, định hướng XHCN.

* Đổi mới kinh tế phải kết hợp với đổi mới chính trị.

* Coi trọng tổng kết kinh nghiệm.

 

Bình luận về bài viết này